Những kiểu mốt làm thay đổi thế giới thời trang

30/12/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Làng Mốt Thời Trang
Những kiểu mốt làm thay đổi thế giới thời trang

Theo Elle, váy bloomer là một trong những thiết kế phản ánh nữ quyền sớm nhất của lịch sử làng mốt. Kiểu váy này (đôi khi được gọi là váy tự do) ra đời trong những năm 1850, gây tiếng vang khắp thế giới. Thiết kế dáng xòe và ngắn ở phần dưới, giúp người mặc di chuyển và làm việc dễ dàng hơn.

Những người ủng hộ, khen ngợi thiết kế này gồm những người đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới như: Nhóm Suffragette của Anh, tác giả Mỹ Elizabeth Cady Stanton, luật sư Mỹ Lucy Stone và nhà hoạt động Mỹ Susan B. Anthony.

Theo Elle, váy bloomer là một trong những thiết kế phản ánh nữ quyền sớm nhất của lịch sử làng mốt. Kiểu váy này (đôi khi được gọi là váy tự do) ra đời trong những năm 1850, gây tiếng vang khắp thế giới. Thiết kế dáng xòe và ngắn ở phần dưới, giúp người mặc di chuyển và làm việc dễ dàng hơn.

Những người ủng hộ, khen ngợi thiết kế này gồm những người đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới như: Nhóm Suffragette của Anh, tác giả Mỹ Elizabeth Cady Stanton, luật sư Mỹ Lucy Stone và nhà hoạt động Mỹ Susan B. Anthony.

Quần dài được cho là phản ánh rõ rệt nhất bình đẳng giới. Phụ nữ bắt đầu được mặc món đồ này từ sau sự kiện nữ nhà văn Puerto Rico - Luisa Capetillo - bị bắt và bị xét xử năm 1915. Thời điểm đó, bà thách thức các quy tắc xã hội bằng cách trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Puerto Rico mặc quần nơi công cộng. Việc bà bị tống vào tù gây ra làn sóng phẫn nộ, buộc chính quyền phải thay đổi. Trong Thế chiến thứ hai, đàn bà thường mặc quần áo của chồng để tiết kiệm. Quần dài dễ mặc và dễ làm việc, dần dần trở thành trang phục phổ biến của nữ từ đó cho tới nay.

Quần dài được cho là phản ánh rõ rệt nhất bình đẳng giới. Phụ nữ bắt đầu được mặc món đồ này từ sau sự kiện nữ nhà văn Puerto Rico - Luisa Capetillo - bị bắt và bị xét xử năm 1915. Thời điểm đó, bà thách thức các quy tắc xã hội bằng cách trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Puerto Rico mặc quần nơi công cộng. Việc bà bị tống vào tù gây ra làn sóng phẫn nộ, buộc chính quyền phải thay đổi. Trong Thế chiến thứ hai, đàn bà thường mặc quần áo của chồng để tiết kiệm. Quần dài dễ mặc và dễ làm việc, dần dần trở thành trang phục phổ biến của nữ từ đó cho tới nay.

Thập niên 1920, tóc bob trở thành quan điểm nữ quyền được mọi người trên thế giới áp dụng. Việc cắt đi mái tóc dài truyền thống, vốn luôn được coi là chuẩn mực của sự nữ tính và vẻ đẹp, bùng nổ cùng phong trào váy flapper. Theo Elle, kiểu tóc này được nhiều người mẫu và diễn viên ưa chuộng và được coi là biểu tượng của sự tiến bộ.

Nhà văn Mỹ Mary Gordon nói với Pictorial Review cuối những năm 1920: "Tôi coi việc loại bỏ mái tóc dài của chúng ta là cách phụ nữ tháo bỏ xiềng xích trên hành trình đến với tự do. Bất cứ điều gì giúp họ giải phóng, dù có vẻ nhỏ bé, đều rất đáng giá".

Thập niên 1920, tóc bob trở thành quan điểm nữ quyền được mọi người trên thế giới áp dụng. Việc cắt đi mái tóc dài truyền thống, vốn luôn được coi là chuẩn mực của sự nữ tính và vẻ đẹp, bùng nổ cùng phong trào váy flapper. Theo Elle, kiểu tóc này được nhiều người mẫu và diễn viên ưa chuộng và được coi là biểu tượng của sự tiến bộ.

Nhà văn Mỹ Mary Gordon nói với Pictorial Review cuối những năm 1920: "Tôi coi việc loại bỏ mái tóc dài của chúng ta là cách phụ nữ tháo bỏ xiềng xích trên hành trình đến với tự do. Bất cứ điều gì giúp họ giải phóng, dù có vẻ nhỏ bé, đều rất đáng giá".

Năm 1946, nhà thiết kế Pháp Louis Réard ghi dấu mốc vào lịch sử đồ bơi khi tung ra mẫu bikini - áo tắm hai mảnh sexy, khác hoàn toàn những bộ áo một mảnh kín đáo trước đó. Tờ báo Le Figaro của Pháp nhận định: "Đối với phụ nữ, việc mặc bikini báo hiệu loại giải phóng thứ hai. Thực sự không có gì liên quan đến tình dục trong việc này. Đó là sự tôn vinh tự do và sự trở lại với niềm vui trong cuộc sống".

Năm 1946, nhà thiết kế Pháp Louis Réard ghi dấu mốc vào lịch sử đồ bơi khi tung ra mẫu bikini - áo tắm hai mảnh sexy, khác hoàn toàn những bộ áo một mảnh kín đáo trước đó. Tờ báo Le Figaro của Pháp nhận định: "Đối với phụ nữ, việc mặc bikini báo hiệu loại giải phóng thứ hai. Thực sự không có gì liên quan đến tình dục trong việc này. Đó là sự tôn vinh tự do và sự trở lại với niềm vui trong cuộc sống".

Áo lót cũng là thiết kế gắn liền với lịch sử của phong trào nữ quyền. Thời xưa, phụ nữ bắt buộc mặc áo ngực bó chặt vào người, đôi khi phải mặc những kiểu dáng kỳ dị. Đến năm 1968, khi phong trào tự do phát triển mạnh, làn sóng cổ vũ đốt áo ngực bùng nổ để phản đối ép buộc người nữ sử dụng loại áo này mọi lúc mọi nơi. Thế giới cũng tung ra những thiết kế đa dạng, giúp nâng đỡ mà vẫn thoải mái cho vòng một của phái đẹp.

Nhà hoạt động nữ quyền Australia Germaine Greer cho rằng việc mặc áo ngực theo kiểu áp đặt là một loại áp bức. "Phụ nữ nên được tự do mặc hoặc không mặc chúng theo quyết định của riêng họ", bà nói trên Vogue.

Áo lót cũng là thiết kế gắn liền với lịch sử của phong trào nữ quyền. Thời xưa, phụ nữ bắt buộc mặc áo ngực bó chặt vào người, đôi khi phải mặc những kiểu dáng kỳ dị. Đến năm 1968, khi phong trào tự do phát triển mạnh, làn sóng cổ vũ đốt áo ngực bùng nổ để phản đối ép buộc người nữ sử dụng loại áo này mọi lúc mọi nơi. Thế giới cũng tung ra những thiết kế đa dạng, giúp nâng đỡ mà vẫn thoải mái cho vòng một của phái đẹp.

Nhà hoạt động nữ quyền Australia Germaine Greer cho rằng việc mặc áo ngực theo kiểu áp đặt là một loại áp bức. "Phụ nữ nên được tự do mặc hoặc không mặc chúng theo quyết định của riêng họ", bà nói trên Vogue.

Cũng trong thập niên 1960, nhà thiết kế Anh Mary Quant và André Courrèges đến từ Pháp đã tạo ra chiếc váy mini. Được mô tả là "lạc quan, tươi tắn, trẻ trung, quyến rũ", chiếc váy ngắn được mọi người, từ nữ sinh đến vận động viên quần vợt chuyên nghiệp, lựa chọn. Người mẫu, diễn viên Anh Jean Shrimpton gắn liền với lịch sử váy mini khi mặc váy 13 cm dự sự kiện đua xe ở Melbourne năm 1965, điều chưa từng có trước đây trên thế giới.

Cũng trong thập niên 1960, nhà thiết kế Anh Mary Quant và André Courrèges đến từ Pháp đã tạo ra chiếc váy mini. Được mô tả là "lạc quan, tươi tắn, trẻ trung, quyến rũ", chiếc váy ngắn được mọi người, từ nữ sinh đến vận động viên quần vợt chuyên nghiệp, lựa chọn. Người mẫu, diễn viên Anh Jean Shrimpton gắn liền với lịch sử váy mini khi mặc váy 13 cm dự sự kiện đua xe ở Melbourne năm 1965, điều chưa từng có trước đây trên thế giới.

Huyền thoại Yves Saint Laurent là người khởi xướng xu hướng quần âu năm 1966 với bộ Le Smoking mang tính biểu tượng. Thiết kế mở ra một cuộc cách mạng lớn trong văn hóa ăn mặc. Lần đầu tiên, phụ nữ có thể mặc suit như đàn ông. Năm 1993, Mỹ mới hợp pháp hóa việc nữ giới có thể diện âu phục ở Thượng viện.

Huyền thoại Yves Saint Laurent là người khởi xướng xu hướng quần âu năm 1966 với bộ Le Smoking mang tính biểu tượng. Thiết kế mở ra một cuộc cách mạng lớn trong văn hóa ăn mặc. Lần đầu tiên, phụ nữ có thể mặc suit như đàn ông. Năm 1993, Mỹ mới hợp pháp hóa việc nữ giới có thể diện âu phục ở Thượng viện.

Một trong những nhà thiết kế mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử là váy quấn của Diane von Furstenberg. Thiết kế quấn bằng vải thun bó sát với tay dài, không có cúc hay khóa kéo, tôn vóc dáng người mặc triệt để, tính linh hoạt cao khi có thể mặc đi làm, đi chơi.

Một trong những nhà thiết kế mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử là váy quấn của Diane von Furstenberg. Thiết kế quấn bằng vải thun bó sát với tay dài, không có cúc hay khóa kéo, tôn vóc dáng người mặc triệt để, tính linh hoạt cao khi có thể mặc đi làm, đi chơi.

Theo Vogue, áo phông Dior in slogan do Maria Grazia Chiuri thiết kế được xem là chiếc áo tôn vinh phái đẹp nổi tiếng nhất trong thập niên 2010. Trong bộ sưu tập đầu tay dành cho nhà mốt Pháp, Chiuri chinh phục giới yêu thời trang bằng áo in câu nói của nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie: "Chúng ta nên là những người theo chủ nghĩa nữ quyền".

Sau khi thiết kế xuất hiện trên mọi tạp chí đình đám, được nhiều người nổi tiếng lựa chọn, một số thương hiệu cũng tung ra phiên bản tương tự, làm dấy lên làn sóng hồi sinh của áo phông in slogan ủng hộ nữ giới.

Theo Vogue, áo phông Dior in slogan do Maria Grazia Chiuri thiết kế được xem là chiếc áo tôn vinh phái đẹp nổi tiếng nhất trong thập niên 2010. Trong bộ sưu tập đầu tay dành cho nhà mốt Pháp, Chiuri chinh phục giới yêu thời trang bằng áo in câu nói của nhà văn Chimamanda Ngozi Adichie: "Chúng ta nên là những người theo chủ nghĩa nữ quyền".

Sau khi thiết kế xuất hiện trên mọi tạp chí đình đám, được nhiều người nổi tiếng lựa chọn, một số thương hiệu cũng tung ra phiên bản tương tự, làm dấy lên làn sóng hồi sinh của áo phông in slogan ủng hộ nữ giới.

Sao Mai Ảnh: Pinterest

Tin liên quan
Tin Nổi bật