Làng quê, con người Tây Nguyên qua tranh sơn mài

29/12/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
Làng quê, con người Tây Nguyên qua tranh sơn mài

Theo mẹ lên nương là một trong những tác phẩm được giới thiệu ở triển lãm Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu, tại Bảo tàng Mỹ Thuật (TP HCM), từ ngày 6 đến 15/9. Cây cọ gốc Huế cho biết vẽ Tây Nguyên với tình yêu gần 40 năm gắn bó mảnh đất này.

Theo mẹ lên nương là một trong những tác phẩm được giới thiệu ở triển lãm Nghe kể chuyện làng mình của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu, tại Bảo tàng Mỹ Thuật (TP HCM), từ ngày 6 đến 15/9. Cây cọ gốc Huế cho biết vẽ Tây Nguyên với tình yêu gần 40 năm gắn bó mảnh đất này.

Khoảnh khắc mẹ và con được họa sĩ khắc họa theo lối vẽ, bố cục truyền thống. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, năm 1985, tác giả lên Pleiku, dần hòa nhập với cuộc sống mới, từ đó xem đây là quê hương thứ hai. "Tôi vẽ con người Tây Nguyên một cách tự nhiên bởi luôn cảm nhận được vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng nơi này", chị nói.

Khoảnh khắc mẹ và con được họa sĩ khắc họa theo lối vẽ, bố cục truyền thống. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, năm 1985, tác giả lên Pleiku, dần hòa nhập với cuộc sống mới, từ đó xem đây là quê hương thứ hai. "Tôi vẽ con người Tây Nguyên một cách tự nhiên bởi luôn cảm nhận được vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng nơi này", chị nói.

Xuân Thu nói 5 năm đầu, chị thử nghiệm với sơn dầu nhưng chưa thấy thỏa mãn. Họa sĩ gác việc sáng tác lại, về Huế học vẽ một cách bài bản. Từ cuối thập niên 1990, chị theo đuổi sơn mài sau khi cảm nhận chất liệu này là phong cách bản thân tìm kiếm.

Xuân Thu nói 5 năm đầu, chị thử nghiệm với sơn dầu nhưng chưa thấy thỏa mãn. Họa sĩ gác việc sáng tác lại, về Huế học vẽ một cách bài bản. Từ cuối thập niên 1990, chị theo đuổi sơn mài sau khi cảm nhận chất liệu này là phong cách bản thân tìm kiếm.

Chị tìm cảm hứng sáng tác ở những khoảnh khắc bình dị, như cảnh phơi áo chờ mùa lễ hội (Chờ tháng Ba về), vẻ đẹp của bếp than (Bếp nồng), người dân nằm bên nhau dưới mái nhà sàn nghe sử thi (Nằm nghe kể Khan).

Chị tìm cảm hứng sáng tác ở những khoảnh khắc bình dị, như cảnh phơi áo chờ mùa lễ hội (Chờ tháng Ba về), vẻ đẹp của bếp than (Bếp nồng), người dân nằm bên nhau dưới mái nhà sàn nghe sử thi (Nằm nghe kể Khan).

Họa sĩ nói khi vẽ không câu nệ quy tắc đúng - sai về màu sắc, "miễn sao thấy thuận mắt và chạm đến trái tim".

Họa sĩ nói khi vẽ không câu nệ quy tắc đúng - sai về màu sắc, "miễn sao thấy thuận mắt và chạm đến trái tim".

Cảnh người Tây Nguyên nôđón lễ hội bên chum rượu cần.

Cảnh người Tây Nguyên nôđón lễ hội bên chum rượu cần.

20 năm qua, Xuân Thu có bốn triển lãm cá nhân, đa số về đề tài vùng cao. Với chị, sơn mài yêu cầu kỹ thuật cao, sự kỳ công, do đó không thể vẽ nếu thiếu độ tập trung, khả năng sáng tạo lẫn sức khỏe.

20 năm qua, Xuân Thu có bốn triển lãm cá nhân, đa số về đề tài vùng cao. Với chị, sơn mài yêu cầu kỹ thuật cao, sự kỳ công, do đó không thể vẽ nếu thiếu độ tập trung, khả năng sáng tạo lẫn sức khỏe.

Họa sĩ, 64 tuổi, theo nghề hơn 40 năm, là hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Chị từng mở các buổi trưng bày cá nhân như Sắc màu Tây Nguyên ở TP HCM năm 2004 và Hà Nội năm 2012, triển lãm nhóm tại Hàn Quốc, CHLB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc các năm 2016, 2018, 2019. Chị từng đoạt giải thưởng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, có tác phẩm lưu giữ tại Bảo tàng Đà Nẵng và bộ sưu tập tư nhân trong nước, quốc tế.

Họa sĩ, 64 tuổi, theo nghề hơn 40 năm, là hội viên Hội mỹ thuật Việt Nam. Chị từng mở các buổi trưng bày cá nhân như Sắc màu Tây Nguyên ở TP HCM năm 2004 và Hà Nội năm 2012, triển lãm nhóm tại Hàn Quốc, CHLB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc các năm 2016, 2018, 2019. Chị từng đoạt giải thưởng Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, có tác phẩm lưu giữ tại Bảo tàng Đà Nẵng và bộ sưu tập tư nhân trong nước, quốc tế.

Mai Nhật Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phong cảnh, tĩnh vật trong tranh sơn mài của Chu Nhật Quang Thiên nhiên kỳ ảo trong sơn mài của Nguyễn Quốc Huy
Tin liên quan
Tin Nổi bật