Bị ung thư tuyến giáp có thể mang thai không?

30/12/2024
|
0 lượt xem
Các Bệnh Sức Khỏe Ung Thư
Bị ung thư tuyến giáp có thể mang thai không?

Trả lời:

Ung thư tuyến giáp là một trong 10 ung thư phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh thường gặp ở người 20-50 tuổi, có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy vào kết quả giải phẫu bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp iốt phóng xạ.

Điều trị ung thư tuyến giáp không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Người bệnh ung thư tuyến giáp phải điều trị với iốt phóng xạ, sẽ được cách ly với mọi người xung quanh từ vài ngày đến vài tuần.

Thuốc phóng xạ phát ra tia bức xạ nên ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), có thể gây tổn thương trứng và tinh trùng. Người bệnh nữ cần sử dụng các biện pháp tránh thai ít nhất 6 tháng kể từ khi dùng iốt phóng xạ. Người bệnh nam sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 4 tháng.

Sau thời gian này, người bệnh có thể mang thai, sinh con bình thường, mà không lo các nguy cơ như dị tật bẩm sinh cho trẻ, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nhau bong non, nhau tiền đạo...

Bác sĩ Vinh tư vấn về sinh con sau điều trị ung thư tuyến giáp. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tác dụng phụ có thể gặp ngay sau khi điều trị iốt phóng xạ là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ngứa, đau bụng, đau đầu, viêm miệng... Bệnh nhân nữ sau khi phẫu thuật và điều trị iốt có thể rối loạn kinh nguyệt tạm thời song đều hết sau điều trị.

Sau điều trị ung thư tuyến giáp, bạn cần tái khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Bác sĩ chỉ định siêu âm, kiểm tra và phát hiện dấu hiệu bất thường để có phương pháp can thiệp phù hợp. Trước khi mang thai, bạn nên thông báo với cụ thể tình trạng bệnh, quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Từ đó, bác sĩ theo dõi chặt chẽ hormone tuyến giáp, giúp thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

BS.CKI Lê Ngọc VinhKhoa Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật