"Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy thực hiện hành vi như buông cả hai tay, nằm trên yên xe, bịt mắt điều khiển xe, bốc đầu... nhưng tôi tự hỏi nhỡ người vi phạm mượn xe của người thân trong gia đình (vợ chồng, con cái) hay bạn bè thì sao? Ở đây, nên phân biệt đối tượng mắc lỗi là người điều khiển phương tiện, chứ không phải chiếc xe. Từ đó, việc cần làm là phạt nặng người điều khiển phương tiện sai luật chứ không phải tịch thu chiếc xe. Chỉ nên tạm giữ xe khi cần phục vụ điều tra trong trường hợp cần thiết thôi".
Đó là băn khoăn của độc giả Trách nhiệm xung quanh đề xuất tịch thu xe đối với nhiều lỗi vi phạm. Cụ thể, người điều khiển xe máy mà buông cả hai tay, dùng chân lái xe, ngồi về một bên điều khiển, bốc đầu xe... sẽ bị tịch thu phương tiện, theo đề xuất của Bộ Công an. Ngoài ra, người điều khiển xe có các hành vi trên còn bị trừ 12 điểm giấy phép lái xe. Thông tin được nêu trong dự thảo lần ba Nghị định quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Cùng chung thắc mắc, bạn đọc Taczan hỏi: "Chẳng may tôi cho bạn bè mượn xe rồi bạn phạm luật thì tôi mất xe à? Lúc đấy có khi lại phát sinh kiện tụng dân sự giữ chủ xe và người mượn xe để đòi bồi thường. Thay vì tịch thu phương tiện thì tại sao không tăng nặng hình thức xử phạt người thực hiện hành vi phạm luật? Cứ đúng đối tượng mà phạt mới phải".
>> Tình ngay lý gian vì quy định nồng độ cồn trong máu bằng 0
Trong khi đó, ủng hộ đề xuất của Bộ Công an, độc giả Thaohn phản biện:"Tôi hoàn toàn ủng hộ phạt nặng các hành vi vi phạm giao thông do ý thức. Muốn không bị phạt thì chỉ còn cách chấp hành đúng luật lệ. Ví dụ, ngày nay ai ra đường cũng phải đội mũ bảo hiểm. Khi quy định đã đi vào tiềm thức, suy nghĩ của mỗi người thì cứ lên xe là phải tìm cái mũ bảo hiểm đội vào. Nếu bạn đi đúng luật thì ngại gì?".
Đó cũng là nhận định của độc giả Viettlcc: "Tôi ủng hộ tịch thu phương tiện luôn, thậm chí có thể phạt nặng hơn nữa như cấm người vi phạm điều khiển xe máy trong 3 đến 5 năm. Thông thường, những người đua xe, lạng lách, đánh võng, nằm trên xe, đi bằng chân... đều đủ tuổi nhận thức, trưởng thành nên cần phải nghiêm trị. Nước ngoài cũng áp dụng hình thức xử phạt này rồi".
Nồng độ cồn bằng 0 để thôi bao biện 'ăn tôm hấp bia bị phạt' 'Chẳng ai muốn bị phạt nồng độ cồn vì ăn tôm hấp bia' 'Vùng xanh' nồng độ cồn Tôi không sợ 'nồng độ cồn bằng 0' sau khi uống 5 lon bia buổi trưa 'Nồng độ cồn bằng 0 vì một lon bia có thể tước đi mạng người' 'Phạt 200.000 đồng người đi xe đạp uống một lon bia đủ để cảnh cáo' Nồng độ cồn bằng 0 để thôi bao biện 'ăn tôm hấp bia bị phạt' 'Chẳng ai muốn bị phạt nồng độ cồn vì ăn tôm hấp bia' 'Vùng xanh' nồng độ cồn Tôi không sợ 'nồng độ cồn bằng 0' sau khi uống 5 lon bia buổi trưa 'Nồng độ cồn bằng 0 vì một lon bia có thể tước đi mạng người' 'Phạt 200.000 đồng người đi xe đạp uống một lon bia đủ để cảnh cáo'