Đi bộ nhanh là một trong những hình thức tập dễ dàng nhất, tốt cho người bệnh tiểu đường. Đi bộ nhanh cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu và căng thẳng. Đặt mục tiêu đi bộ nhanh ít nhất 30 phút, 5 ngày một tuần.
Đi bộ nhanh là một trong những hình thức tập dễ dàng nhất, tốt cho người bệnh tiểu đường. Đi bộ nhanh cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm lượng đường trong máu và căng thẳng. Đặt mục tiêu đi bộ nhanh ít nhất 30 phút, 5 ngày một tuần.
Chạy bộ là bài tập tốt để đốt cháy calo, cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Nó làm tăng độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Người mới tập chạy nên bắt đầu chậm và tăng cường sức bền, chẳng hạn đi bộ trong hai phút và chạy bộ trong một phút, sau đó tăng dần thời gian. Cuối cùng, đặt mục tiêu chạy 30-45 phút, 3-4 lần một tuần.
Chạy bộ là bài tập tốt để đốt cháy calo, cải thiện sức khỏe tim mạch cũng như kiểm soát lượng đường trong máu. Nó làm tăng độ nhạy insulin, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hơn.
Người mới tập chạy nên bắt đầu chậm và tăng cường sức bền, chẳng hạn đi bộ trong hai phút và chạy bộ trong một phút, sau đó tăng dần thời gian. Cuối cùng, đặt mục tiêu chạy 30-45 phút, 3-4 lần một tuần.
Yoga kết hợp các kỹ thuật thở và chánh niệm có thể giảm cortisol (hormone gây căng thẳng), hỗ trợ điều hòa đường huyết. Trong đó, tư thế Kapalabhati góp phần làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Thực hiện: Ngồi khoanh chân, lưng và cột sống thẳng, đặt hai tay lên đầu gối với lòng bàn tay mở, hướng lên trên. Ngón tay cái chạm đầu ngón trỏ. Thả lỏng cơ bụng, hít sâu bằng mũi để bơm đầy oxy cho phổi và thở ra chậm bằng miệng. Đặt mục tiêu tập yoga 20-30 phút, 2-3 lần một tuần.
Yoga kết hợp các kỹ thuật thở và chánh niệm có thể giảm cortisol (hormone gây căng thẳng), hỗ trợ điều hòa đường huyết. Trong đó, tư thế Kapalabhati góp phần làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Thực hiện: Ngồi khoanh chân, lưng và cột sống thẳng, đặt hai tay lên đầu gối với lòng bàn tay mở, hướng lên trên. Ngón tay cái chạm đầu ngón trỏ. Thả lỏng cơ bụng, hít sâu bằng mũi để bơm đầy oxy cho phổi và thở ra chậm bằng miệng. Đặt mục tiêu tập yoga 20-30 phút, 2-3 lần một tuần.
Đạp xe ngoài trời hay ở phòng tập đều góp phần kiểm soát đường huyết. Hình thức vận động này có thể tác động lên các khớp, phù hợp với người bị viêm khớp hoặc các vấn đề về khớp khác đôi khi có thể đi kèm với bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể đạp xe 20-30 phút mỗi ngày hoặc tùy vào thể lực.
Đạp xe ngoài trời hay ở phòng tập đều góp phần kiểm soát đường huyết. Hình thức vận động này có thể tác động lên các khớp, phù hợp với người bị viêm khớp hoặc các vấn đề về khớp khác đôi khi có thể đi kèm với bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể đạp xe 20-30 phút mỗi ngày hoặc tùy vào thể lực.
Bơi lội không tạo áp lực lên các khớp trong cơ thể, giúp giảm căng thẳng, rất tốt cho người tiểu đường. Bơi lội thường xuyên còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất bao gồm điều hòa huyết áp, cholesterol, đường huyết và giảm mỡ trong cơ thể tốt hơn.
Bơi lội không tạo áp lực lên các khớp trong cơ thể, giúp giảm căng thẳng, rất tốt cho người tiểu đường. Bơi lội thường xuyên còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất bao gồm điều hòa huyết áp, cholesterol, đường huyết và giảm mỡ trong cơ thể tốt hơn.
Bảo Bảo (Theo Health Shots, Everyday Health)Ảnh: Bảo Bảo
5 rau củ quả màu đỏ tốt cho người tiểu đường Uống nước mía có làm tăng nhanh đường huyết? Tại sao tăng đường huyết?